HOTLINE: (08) 66 878 666

user_mobilelogo

LÝ DO VÌ SAO PHẦN LỚN CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP VỀ KHOA HỌC ĐỀU THẤT BẠI


Dường như mỗi ngày chúng ta đều nghe hoặc thấy nói về những đột phá, những khám phá mới sẽ thay đổi thế giới. Giống như Perovskites trong tế bào năng lượng mặt trời và công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR) đã góp phần cải tiến cho các công nghệ hiện tại. Hay giống như điện toán lượng tử và graphene hứa hẹn sẽ mở ra những chân trời mới với rất nhiều ứng dụng mới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang chờ đợi một sự tác động đến thị trường thực sự. Điện toán lượng tử và graphene đã có mặt hàng thập kỷ, tuy nhiên vẫn chưa tạo được một bước đột phá nổi trội. Pin mặt trời và CRISPR đều mới hơn, nhưng chưa thực sự có ảnh hưởng đến các nền công nghiệp liên quan. Trên đây là những ví dụ nổi bật nhất.

Vấn đề không hoàn toàn là nằm ở bản thân các khám phá trên, rất nhiều trong số đó là những đột phá thực sự, nhưng mà vẫn có sự khác biệt cơ bản giữa việc khám phá một hiện tượng mới quan trọng trong phòng thí nghiệm và tạo ra giá trị thực sự trong thị trường. Chúng ta cần phải cố gắng hơn rất nhiều để thu hẹp khoảng cách đấy. Để làm điều này, chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái sáng tạo (innovation ecosystem) hoàn toàn mới để thương mại hóa khoa học.

THUNG LŨNG TỬ THẦN VÀ VẤN ĐỀ CỦA LOÀI NGƯỜI
Ai cũng biết khoảng cách giữa khám phá và thương mại hóa rất rõ ràng và tràn ngập nguy hiểm đến mức nó bị gọi một cách ghét bỏ là “Thung lũng tử thần”. Một phần của vấn đề là vì bạn không thể thực sự thương mại hóa một phát minh khoa học, bạn chỉ có thể thương mại hóa một sản phẩm và đó là 2 điều hoàn toàn khác nhau.

Sự thật là cải tiến không bao giờ chỉ gồm có 1 bước duy nhất, mà đó là cả một quá trình khám phá, kỹ thuật hóa và biến đổi. Sau khi những thứ như Graphene được khám phá trong phòng thí nghiệm, nó cần được kỹ thuật hóa thành một sản phẩm hữu dụng, và sau đó cần được chấp nhận bởi khách hàng trên thị trường. 3 giai đoạn trên hầu như không bao giờ cùng xảy ra một lúc.

Vì thế, để mang một khám phá quan trọng đến với thị trường, trước tiên bạn cần phải xác định ra vấn đề thực sự của thị trường mà nó có thể giải quyết, và liên hệ với những kỹ sư có thể biến đổi khám phá thành một sản phẩm/ dịch vụ rõ ràng. Sau đó bạn cần phải tìm ra khách hàng sẵn sàng sử dụng sản phẩm gì và áp dụng trên quy mô lớn. Thường thì chúng ta mất 30 năm để làm được điều này.

Lý do tại sao tốn nhiều thời gian đến vậy là vì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Để tạo dựng thành công một doanh nghiệp với nền tảng là các khám phá khoa học, bạn cần các nhà khoa học có thể làm việc hiệu quả với những kỹ sư và hàng loạt chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác, như sản xuất, phân phối hay marketing. Không chỉ là vấn đề về công nghệ, đây còn là vấn đề về con người. Việc phối hợp hiệu quả là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất.

NGÀNH SAI, ỨNG DỤNG SAI


Một trong những chương trình hiệu quả nhất trong việc mang các phát minh ra khỏi phòng thí nghiệm là chương trình I-Corps. Được thành lập lần đầu bởi quỹ khoa học quốc gia (NSF) để giúp đỡ người nhận trợ cấp SBIR xác định mô hình kinh doanh cho các khám phá khoa học, chương trình thành công đến nỗi mà Quốc hội Hoa Kỳ đã phải cưỡng chế sự mở rộng của chương trình ra ngoài phạm vi của chính phủ liên bang.

Dựa trên phương pháp khởi nghiệp tinh gọn của Steve Blank, mục tiêu của chương trình là biến những nhà khoa học thành người doanh nhân. Bắt đầu bằng những khóa học thuyết trình, mà mỗi nhóm phải giải thích về bản chất và tiềm năng thương mại của các phát minh. Đây quả thực là môn khoa học rất thú vị, đột phá với tiềm năng thực sự trong việc thay đổi hoàn toàn thể giới.

Vấn đề là, họ luôn luôn mắc sai lầm. Cho dù họ dành bao nhiêu năm để khám phá ra những thứ quan trọng, nỗ lực hơn nữa để nộp đơn và nhận trợ cấp thương mại hóa từ chính phủ liên bang, họ vẫn thất bại trong việc đưa ra một ứng dụng khả thi như mong muốn của thị trường.

Trớ trêu thay, phần lớn thành công của chương trình I- Corps đều đến từ những khóa học đầu tiên. Một khi nhận ra mình đã đi sai con đường, họ sẽ tham gia các khóa học cấp tốc để hiểu hơn về khách hàng, phỏng vấn hàng chục - thậm chí hàng trăm - khách hàng để có thể nghiên cứu ra mô hình kinh doanh có thể thành công

Điều ngạc nhiên về chương trình này là, nếu không có nó, các nhà khoa học với những phát minh quan trọng sẽ lãng phí hàng năm trời để cố gắng kinh doanh hiệu quả, mà thậm chí còn chưa bao giờ có cơ hội thật sự ở bước đầu tiên.

HUYỀN THOẠI VỀ THUNG LŨNG SILICON
Phần lớn thành công của Thung lũng Silicon dựa vào các doanh nghiệp được nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Những công ty khởi nghiệp với một ý tưởng có thể thay đổi thế giới sẽ tạo ra phiên bản đầu tiên của sản phẩm họ muốn ra mắt, giới thiệu với các nhà đầu tư và nhận tài trợ để mang được sản phẩm ra đến thị trường. Tất cả công ty công nghệ quan trọng đều khởi đầu theo cách này.

Tuy nhiên, hầu hết thành công của Thung lũng Silicon đều dựa trên những công ty bán phần mềm hoặc tiện ích tiêu dùng - những thứ tương đối rẻ và dễ làm bản mẫu. Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp về công nghệ lại không phù hợp với mô hình trên. Họ thường xuyên cần hàng triệu đô la để xây dựng ra một bản mẫu, và sau đó bán lại cho những công ty công nghiệp với thời gian chờ hàng rất lâu.

Huyền thoại của Thung lũng Silicon là doanh nghiệp được nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm là một mô hình chung có thể áp dụng cho mọi loại doanh nghiệp. Nhưng không phải là vậy. Trên thực tế, đây là một mô hình cụ thể đã được hình thành ở một nơi cụ thể, tại một thời điểm cụ thể để tài trợ cho công nghệ hoàn thiện cho các thị trường cụ thể. Đây không phải là một giải pháp cho mọi vấn đề.

Sự thật là các quỹ đầu tư mạo hiểm rất giỏi trong việc đánh giá rủi ro thị trường, nhưng không giỏi trong việc chấp nhận rủi ro về mặt công nghệ, đặc biệt trong những ngành khoa học khó. Điều này đơn giản không phải là những gì họ được thiết lập để thực hiện những chuyện như vậy.

CHÚNG TA CẦN MỘT HỆ SINH THÁI SÁNG TẠO CHO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP VỀ KHOA HỌC
Năm 1945, Vannevar Bush đã gửi bản báo cáo Science, The Endless Frontier (Tạm dịch: Khoa học - biên giới bất tận) cho tổng thống Truman, đưa ra những lập luận thuyết phục rằng việc mở rộng năng lực khoa học của quốc gia sẽ mở rộng khả năng kinh tế và mức độ thịnh vượng của quốc gia đó. Cuối cùng, nhờ sự kêu gọi của ông, cơ sở hạ tầng khoa học của Mỹ đã được xây dựng , bao gồm các chương trình như NSF và Viện Y tế Quốc gia (NIH).

Bush có một tầm nhìn rằng nước Mỹ sẽ trở thành một siêu cường về công nghệ. Ngườn tài trợ từ những cơ quan liên bang cho các nhà khoa học giúp họ có thể khám phá ra kiến thức mới. Sau đó, các doanh nghiệp được thành lập, các doanh nhân được hỗ trợ mạo hiểm để triển khai những khám phá trên, và sau đó đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường.

Hãy nhìn vào bất kỳ ngành công nghiệp nào hiện nay và những công nghệ quan trọng chúng sử dụng đều phần lớn được thành hình nhờ sự đầu tư từ chính phủ liên bang. Tuy nhiên, ngày hôm nay, thách thức ngày càng lớn hơn. Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của sáng tạo trong công nghệ như nghiên cứu gen và chức năng gen (genomics), công nghệ nano và khoa học người máy sẽ định hình lại các ngành công nghiệp truyền thống như năng lượng, chăm sóc sức khỏe và sản xuất.

Điều này thực sự rất thú vị, tuy nhiên cũng đặt ra những thử thách mới, bởi vì những công nghệ này đều khó có thể phù hợp với mô hình của các doanh nghiệp được nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm ở thung lũng Silicon và cần rất nhiều sự hỗ trợ để vượt qua Thung lũng tử thần. Vì thế, chúng ta cần phải xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo mới, dựa trên nền kiến trúc khoa học mà Bush tạo ra cho thế giới thời hậu chiến.

Chúng ta đã thấy những dấu hiệu đáng mừng. Các chương trình mới như I-Corps, Manufacturing Institutes, Cyclotron Road và Chain Reaction đang bắt đầu giúp lấp đầy khoảng cách. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều điều phải thực hiện hơn nữa, đặc biệt là ở cấp tiểu bang và địa phương để giúp xây dựng các trung tâm hoạt động liên khu cho các ngành công nghiệp cụ thể, để chúng ta có thể thành công trong thế kỷ 21 như đã thành công vào thế kỉ 20.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

KIẾN THỨC MỚI

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Invalid Input

VIDEO CLIP

HỖ TRỢ ONLINE

tuvanquanli
tuvanquanli
tuvanquanli

MẠNG XÃ HỘI

Số lượt truy cập:
783431