HOTLINE: (08) 66 878 666

user_mobilelogo

Mô hình Con đường-Mục tiêu là một lý thuyết dựa trên xác định phong cách của một nhà lãnh đạo hay hành vi thích hợp nhất với người lao động và môi trường làm việc để đạt được mục tiêu (House, Mitchell, 1974). Mục đích là để tăng động lực của nhân viên, trao quyền, và sự hài lòng để họ trở thành thành viên có năng lực của tổ chức. Con đường -  Mục tiêu được dựa trên lý thuyết Vroom (1964) trong đó một cá nhân sẽ hành động một cách nhất định dựa trên kỳ vọng rằng hành động này sẽ dẫn đến một kết quả nào đó hay dựa trên sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân. 

Lý thuyết Con đường - Mục tiêu lần đầu tiên được giới thiệu bởi Martin Evans (1970) và sau đó tiếp tục được phát triển bởi House (1971). Lý thuyết Con đường - Mục tiêu tốt nhất có thể được coi như một quá trình mà trong đó các nhà lãnh đạo chọn hành vi cụ thể phù hợp nhất với nhu cầu của người lao động và môi trường làm việc để họ có thể hướng dẫn các nhân viên một cách tốt nhất thông qua “con đường” của mình nhằm đạt được “mục tiêu" trong công việc hàng ngày.(Northouse, 2013)


Lý thuyết Con đường - Mục tiêu không phải là một quá trình rõ ràng, nó bao gồm những bước cơ bản sau:


1. Xác định các đặc điểm của nhân viên và môi trường
2. Chọn một phong cách lãnh đạo.
3. Tập trung vào các nhân tố thúc đẩy giúp nhân viên thành công


ĐẶC ĐIỂM NHÂN VIÊN
Nhân viên giải thích hành vi của nhà lãnh đạo dựa trên nhu cầu của họ, chẳng hạn như cấu trúc hoạt động của công ty, cơ quan, khả năng nhận thức, và mong muốn kiểm soát. Ví dụ, nếu một nhà lãnh đạo áp dụng mô hình quản lý quá chặt chẽ thì nhân viên sẽ  ít có động lực. Vì vậy, một nhà lãnh đạo cần phải hiểu nhân viên của mình để biết cách tốt nhất giúp thúc đẩy họ.


ĐẶC ĐIỂM CỦA NHIỆM VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG
Vượt qua những trở ngại là một trong những đặc điểm được chú trọng của lý thuyết Con đường - Mục tiêu. Nếu những trở ngại này trở nên quá lớn, thì các nhà lãnh đạo cần phải sẵn sàng đối mặt. Một trong số những đặc điểm nhiệm vụ đầy khó khăn thường phát sinh là:


• Thiết kế các nhiệm vụ - Các nhà lãnh đạo có thể hỗ trợ trong việc thiết kế các nhiệm vụ. Ví dụ, trong trường hợp công việc không rõ ràng, các nhà lãnh đạo có thể phải áp dụng những phương pháp quản lý chặt chẽ hơn hoặc giao những nhiệm vụ khó khăn hơn khiến nhân viên phải tìm đến sự giúp đỡ của họ.


• Hệ thống quyền hạn - Tùy thuộc vào thẩm quyền nhiệm vụ, lãnh đạo có thể cung cấp các mục tiêu rõ ràng và/hoặc trao nhiều quyền kiểm soát cho nhân viên hơn.


• Nhóm làm việc - Nếu một đội nhóm không hỗ trợ lẫn nhau thì các nhà lãnh đạo cần phải nghiên cứu là không hỗ trợ, sau đó các nhà lãnh đạo cần phải gắn kết các thành viên và nâng cao tinh thần đồng đội, giúp  tăng sự nhiệt tình, tận tâm, tinh thần cống hiện với tất cả các thành viên trong nhóm.


HÀNH VI HOẶC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Các biến độc lập của Lý thuyết Con đường - Mục tiêu là hành vi của các nhà lãnh đạo -  động lực nhân viên nhằm đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành nhiệm vụ khi các nhà lãnh đạo điều chỉnh phong cách hành vi của mình đối với nhân viên và các đặc tính công việc.


House và Mitchell (1974) định nghĩa bốn kiểu hành vi lãnh đạo hoặc phong cách. Chúng được dựa trên hai yếu tố đã được xác định bởi một trường đại học bang Ohio hành vi nghiên cứu (Stogdill, 1974)


Cân nhắc - hành vi quan hệ, chẳng hạn như sự tôn trọng và tin tưởng.


Cấu trúc khởi thuỷ - hành vi nhiệm vụ, chẳng hạn như tổ chức, lập kế hoạch, và nhìn thấy công việc được hoàn thành..


Hành vi đầu tiên: Chỉ thị, dựa trên cấu trúc khởi thuỷ. 3 hành vi còn lại (thành tích, sự tham gia, và hỗ trợ) được dựa trên sựcân nhắc.


Bốn loại Con đường - Mục tiêu của hành vi lãnh đạo là:
• Chỉ thị: Các nhà lãnh đạo thông báo cho nhân viên của mình về những gì họ mong đợi, chẳng hạn như nói cho họ phải làm gì, làm thế nào để thực hiện một nhiệm vụ, lập kế hoạch và phối hợp thực hiện công việc. Sẽ là hiệu quả nhất để đưa ra chỉ thị trong trường hợp nhân viên không chắc chắn về nhiệm vụ hoặc khi môi trường bất ổn.


• Hỗ trợ: Các nhà lãnh đạo khiến cho công việc trở nên dễ chịu đối với nhân viên bằng cách thể hiện mối quan tâm, sự thân thiện và gần gũi. Sẽ là hiệu quả nhất để áp dụng hành vi hỗ trợ khi nhiệm vụ và mối quan hệ đang trong giai đoạn thử thách.


• Sự tham gia: Các nhà lãnh đạo tham khảo ý kiến từ nhân viên của mình bằng cách nhận phản hồi từ họ trước khi ra quyết định về cách thức tiến hành. Sẽ là hiệu quả nhất để áp dụng hành vi tham gia khi mà cấp dưới đã được đào tạo bài bản và nhiệt tình tham gia vào công việc.


• Thành tích: Các nhà lãnh đạo đặt ra mục tiêu đầy thách thức đối với nhân viên của mình, kỳ vọng họ hoàn thành nhiệm vụ với khả năng cao nhất, và tự tin với khả năng của mình để đáp ứng kỳ vọng từ cấp trên. Sẽ là hiệu quả nhất để áp dụng phương pháp thành tích trong môi trường làm việc chú trọng vào chuyên môn, chẳng hạn như kỹ thuật, khoa học; hoặc trong môi trường chú trọng vào hình thức, chẳng hạn như phát triển kinh doanh.


Hành vi lãnh đạo không nên cứng nhắc, bạn có thể áp dụng các phong cách lãnh đạo khác sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Ví dụ, House (1996) đã nêu ra định nghĩa bốn hành vi khác:


• Tạo thuận lợi cho công việc
• Quy trình ra quyết định luôn hướng tới lợi ích nhóm
• Đại diện cho nhóm và phát triển các mối quan hệ
• Đề cao giá trị cơ bản


ÁP DỤNG
Như đã nói ở trên, các biến độc lập của lý thuyết Con đường - Mục tiêu chính là hành vi của nhà lãnh đạo. Do đó, lý thuyết này cho rằng nhà lãnh đạo luôn linh hoạt trong việc thay đổi hành vi hoặc phong cách của mình để phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Điều này phù hợp với việc nghiên cứu cho rằng trong khi bản tính (gen) là sự dẫn dắt bên trong của mỗi con người thì tính chăm sóc ( trải nghiệm ) là thứ khai phá tiềm năng cũng như quyết định hành động của mỗi chúng ta ( Ridlley, 2003).


Nguồn: www.saga.vn

KIẾN THỨC MỚI

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Invalid Input

VIDEO CLIP

HỖ TRỢ ONLINE

tuvanquanli
tuvanquanli
tuvanquanli

MẠNG XÃ HỘI

Số lượt truy cập:
826761