HOTLINE: (08) 66 878 666

user_mobilelogo

Các nhà lãnh đạo giỏi là người biết tận dụng và phát triển kĩ năng của mình thông qua quá trình tự học hỏi, giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm không ngừng.

Warren Bennis nói: “Tôi đã từng nghĩ rằng, điều hành một tổ chức cũng giống việc chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng. Nhưng có lẽ không hẳn là như vậy, việc này luôn ẩn chứa những ngẫu hứng, và dường như, nó mang hơi hướng của nhạc Jazz hơn”.



 Một nhà lãnh đạo giỏi không phải do bẩm sinh mà nhờ rèn luyện. Nếu bạn có đủ khát vọng và ý chí, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi. Các nhà lãnh đạo này là người biết tận dụng và phát triển kĩ năng của mình thông qua quá trình tự học hỏi, giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm không ngừng (Jago, 1982). Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn những khái niệm này.


Để truyền cảm hứng cho nhân viên có tinh thần làm làm việc nhóm tốt hơn, có ba yếu tố bạn cần nắm rõ: Must be (Bạn phải trở thành người như thế nào), Must know (Bạn phải biết gì) và Must do (Bạn phải làm gì) . Những điều này không đến một cách tự nhiên, mà nó được tích lũy thông qua quá trình học tập và lao động liên tục. Các nhà lãnh đạo tài năng vẫn tiếp tục làm việc và học tập không ngừng để nâng cao kỹ năng lãnh đạo; họ không ngủ quên trên chiến thắng.


ĐỊNH NGHĨA VỀ LÃNH ĐẠO


Lãnh đạo là một quá trình mà một người ảnh hưởng đến những người khác để thực hiện một mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ.


Ngoài ra, người ta cũng thường định nghĩa lãnh đạo là một quá trình theo đó một cá nhân ảnh hưởng đến một nhóm các cá nhân khác để đạt được một mục tiêu chung - Northouse (2007, trang 3).


Ngay cả quân đội Mỹ cũng đã nghiên cứu vai trò lãnh đạo khá kĩ lưỡng. Một trong những định nghĩa mà họ đưa ra về lãnh đạo đó là: Lãnh đạo là một quá trình mà một người lính ảnh hưởng đến những người lính khác để hoàn thành một nhiệm vụ (U.S. Army, 1983).


Hãy nhớ rằng, tất cả ba định nghĩa trên đều có một điểm chung - một người ảnh hưởng đến những người khác để có thể đạt được mục tiêu cụ thể.


Người lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng cách áp dụng kiến thức và kỹ năng lãnh đạo của họ, hay còn được gọi là quá trình lãnh đạo (Jago, 1982). Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, mỗi người có những đặc điểm nhất định, và các đặc điểm này ảnh hưởng đến hành động của chúng ta (đặc điểm lãnh đạo) (Jago, 1982). Cũng vì lý do này mà có một vài quan niệm cho rằng, khả năng lãnh đạo là nhờ bẩm sinh. Chúng ta sẽ xem xét hai loại lãnh đạo được thể hiện trong biểu đồ dưới đây (Northouse, 2007, trang 5):


Trong quá trình trở thành một người lãnh đạo, kiến thức và kĩ năng của một người sẽ bị ảnh hưởng bởi các tố chất, niềm tin, tôn giáo, tính cách... Tuy nhiên, để trở nên khác biệt mỗi nhà lãnh đạo còn cần những yếu tố khác nữa.


CÁC NHÂN TỐ TỐ LÀM NÊN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO


Theo U.S. Army (1983), có 4 nhân tố chính làm nên khả năng lãnh đạo:


Là người dẫn đầu


Bạn phải có cái nhìn chân thực về con người bạn, kiến thức cũng như khả năng mà bạn có. Ngoài ra, đừng quên rằng, người quyết định thành công của một đội không phải nhà lãnh đạo mà chính là các thành viên của đội đó. Nếu các thành viên không tin tưởng hay thiếu tự tin về khả năng của sếp, họ sẽ cảm thấy thiếu động lực làm việc. Bởi vậy, để thành công, bạn phải có khả năng thuyết phục những người theo sau bạn (chứ không phải bản thân bạn hay cấp trên của bạn) rằng mình là một người lãnh đạo có tài, xứng đáng để họ nghe theo.


Là người biết quan sát


Mỗi nhân viên phù hợp với một cách lãnh đạo khác nhau. Ví dụ, một nhân viên mới đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn một nhân viên kỳ cựu. Hay như một người thiếu động lực đòi hỏi một cách tiếp cận khác với một người có nhiều động lực. Để quản lý tốt nhân viên, trước hết hãy hiểu tính cách của họ:  họ cần gì, họ cảm thấy ra sao và điều gì khiến cho họ có thêm động lực để làm việc… Nói một cách khác, bạn phải nắm bắt được cấp dưới của mình là ai, họ biết gì và làm được gì.


Giao tiếp
Bạn lãnh đạo thông qua việc trao đổi thông tin hai chiều. Việc giao tiếp này hầu hết được diễn ra dưới dạng phi ngôn ngữ.Ví dụ, khi bạn "làm gương cho nhân viên”, bạn đã truyền tải thông điệp rằng: Bạn không muốn nhân viên làm khác đi những thứ bạn làm. Nội dung cũng như cách thức truyền đạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa bạn và nhân viên.


Nắm bắt tình hình


Không phải tình huống nào cũng giống nhau, vì thế những gì bạn làm trong tình huống này chưa chắc sẽ hiệu quả trong tình huống khác. Bạn phải sử dụng khả năng đánh giá của mình để quyết định hành động tốt nhất và phong cách lãnh đạo cần thiết cho từng tình huống. Ví dụ, bạn cần phải nói chuyện trực tiếp với một nhân viên vì hành vi không phù hợp, nhưng nếu xử lý không khéo hoặc không đúng thời điểm, thì bạn sẽ không giải quyết được vấn đề.


Cũng lưu ý rằng, tình huống mà một nhà lãnh đạo gặp phải thường ảnh hưởng rất nhiều đến hành động của anh ta cho dù anh ta có tính cách ra sao. Điều này là do đặc điểm tính cách có tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên trong các tình huống khác nhau họ có thể có những phản ứng khác nhau (Mischel, 1968). Đây là lý do tại sao một số học giả cho rằng Thuyết về quá trình lãnh đạo chính xác hơn so với Thuyết về đặc điểm của nhà lãnh đạo.


Có rất nhiều tác nhân khác ảnh hưởng đến bốn nhân tố nói trên. Chẳng hạn như:
• Mối quan hệ với cấp trên
• Kỹ năng của cấp dưới
• Những người lãnh đạo không chính thức trong công ty
• Cách thức tổ chức của công ty


THUYẾT CỦA BASS VỀ LÃNH ĐẠO


Thuyết của Bass nói rằng có ba cách cơ bản để giải thích cách chúng ta trở thành nhà lãnh đạo (Stogdill năm 1989; Bass, 1990). Nếu như hai cách đầu chỉ giải thích quá trình trở thành lãnh đạo đối với một số ít người, cách thứ 3 giờ đây đã trở thành một thuyết nổi bật. Ở đó, Bass chỉ ra rằng:


• Một số đặc điểm tính cách có thể mang đến những vai trò lãnh đạo. Đây là thuyết về đặc điểm lãnh đạo.


• Trong một cuộc khủng hoảng hoặc sự kiện quan trọng, một con người bình thường có thể trở nên nổi bật với tài lãnh đạo phi thường. Đây là thuyết về các sự kiện lớn.


• Mọi người đều có thể chọn để trở thành nhà lãnh đạo. Người ta có thể học các kỹ năng lãnh đạo. Đây là Thuyết về quy trình lãnh đạo cũng như Khả năng lãnh đạo tạo nên sự chuyển đổi được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay và là cơ sở để phát triển nội dung cho bài viết này.


QUẢN LÝ HAY LÃNH ĐẠO


Mặc dù quản lý và lãnh đạo có rất nhiều điểm tương đồng, (chẳng hạn như làm việc với con người và hoàn thành các mục tiêu); chúng khác nhau về một số chức năng chính (Kotter, 1990):


Chức năng chính của quản lý là trình tự và sự nhất quán trong một số quy trình như lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu tài chính, tổ chức, biên chế và giải quyết vấn đề.


Chức năng chính của lãnh đạo là tạo ra sự thay đổi mang tính xây dựng. Chẳng hạn như có tầm nhìn để tạo ra hướng đi, gắn kết mọi người, động viên, và truyền cảm hứng.


Để biết thêm thông tin về sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo xem chương tiếp theo: The Four Pillars: Lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và kiểm soát
Ông chủ hay nhà lãnh đạo?


Mặc dù vị trí của bạn (với tư cách là một người quản lý, giám sát, lãnh đạo, v.v..) cho phép bạn có quyền thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu nhất định trong tổ chức. Quyền hạn này không khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo mà chỉ trở thành một ông chủ. Lãnh đạo khác ở chỗ là khiến cho nhân viên muốn đạt được mục tiêu cao (gọi là Nhà lãnh đạo nổi bật), chứ không phải chỉ đơn giản là ra lệnh cho những người xung quanh (Rowe, 2007). Vì vậy, bạn chỉ thực sự nắm quyền lãnh khi được bổ nhiệm vào vị trí đó và bạn thể hiện Khả năng lãnh đạo nổi bật của mình thông qua việc chỉ đạo những người khác để hoàn thành những nhiệm vụ lớn.


Nhà lãnh đạo toàn diện
Điều gì làm cho một người muốn đi theo một nhà lãnh đạo? Ai cũng muốn được hướng dẫn bởi các nhà lãnh đạo họ tôn trọng và những người có định hướng rõ ràng. Để có được sự tôn trọng, họ phải có đạo đức.


Để thể hiện rằng mình là người có định hướng rõ ràng, các nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn xa trông rộng về công việc trong tương lai. Khi nhân viên đưa ra quyết định liệu rằng họ có nên tôn trọng bạn với tư cách là nhà lãnh đạo hay không, họ sẽ quan sát hành động của bạn để xem bạn là ai, chứ không phải tính cách của bạn như thế nào. Họ dùng óc quan sát của mình để nhận diện xem liệu rằng bạn là một nhà lãnh đạo đáng kính trọng và tin cậy hoặc hay một người chuyên quyền luôn lạm dụng quyền hạn để để thể hiện bản thân cũng như  được thăng cấp.


Mặt khác, các nhà lãnh đạo chuyên quyền làm việc không có hiệu quả vì nhân viên của họ chỉ làm theo những gì họ nói chứ không hề tâm phục khẩu phục. Những người này có thể thành công trong mắt của cấp trên ở nhiều khía cạnh vì họ chỉ luôn thể hiện hình ảnh đẹp.


Để lãnh đạo tốt bạn cần là một người đáng kính trọng và vị tha.. Trong mắt của nhân viên, khả năng lãnh đạo của bạn là tất cả mọi thứ bạn làm để hướng tới mục tiêu của công ty cũng như.


Nguồn: www.saga.vn

KIẾN THỨC MỚI

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Invalid Input

VIDEO CLIP

HỖ TRỢ ONLINE

tuvanquanli
tuvanquanli
tuvanquanli

MẠNG XÃ HỘI

Số lượt truy cập:
816709